Khái niệm bánh xe màu sắc, 6 nguyên tắc phối màu

Bảng bánh xe màu sắc đóng vai trò quan trọng. Nếu có được sự kết hợp hài hòa giữa các màu sắc với nhau sẽ tạo nên một sản phẩm đẹp. Với những người làm trong ngành thời trang hay kiến trúc chắc hẳn sẽ am hiểu về bảng bánh xe màu sắc. Tuy nhiên, với những người không chuyên chưa hẳn đã biết bảng bánh xe màu sắc như thế nào. Thấu hiểu được điều đó, bài viết ngày hôm nay của tintucxaydung sẽ chia sẻ cho bạn thông tin về bảng bánh xe màu sắc. Tham khảo nhé!

Khái niệm bánh xe màu sắc

Bảng bánh xe màu sắc được cấu tạo từ các màu: 3 màu cơ bản, 3 màu cấp 2 và 6 màu cấp 3.

Bánh xe màu sắc được hình thành từ 12 màu chủ đạo và khi bạn kết hợp 2 màu trong bảng bánh xe máu sắc sẽ tạo nên một màu khác. Và đó cũng chính là nền tảng để tạo ra những màu sắc còn lại.

Trong bảng bánh xe màu sắc có tổng cả 12 ô và mỗi ô đại diện cho 1 màu tông màu chủ đạo. Các màu sắc được chia đều nhau theo hình nan quạt. Mỗi cung có 8 cấp độ từ màu đậm tới nhạt cho đến khi đi vào tâm của vòng tròn.

Màu cấp 1 gồm màu: Đỏ – Vàng – Xanh

Đây là 3 tông màu chủ đạo để tạo ra những màu sắc khác. Chúng được hòa trộn với nhau theo tỷ lệ khác nhau để ra được màu sắc khác.

Màu cấp 2 gồm màu: Cam – Xanh lá – Tím

Màu cấp 2 ra đời bằng cách trộn 2 màu cơ bản lại với nhau có cùng tỷ lệ. Cụ thể:

Tím = Xanh + Đỏ

Cam = Đỏ + Vàng

Xanh lá cây = Vàng + Xanh

Màu cấp 3 gồm màu: Cam vàng, cam đỏ, tím lam, tím đỏ, lục lam, lục vàng

6 màu này nằm ở cập độ 3 và để ra đời những màu này thì phải trộn một màu cơ bản nằm ở cấp 1, một màu cơ bản cấp 2 với tỉ lệ bằng nhau thì ra đời màu cấp 3.

6 nguyên tắc phối màu từ bánh xe màu sắc

Nguyên tắc phối màu đơn sắc

Phối màu đơn sắc là phối màu đơn giản nhất và mang lại hiệu quả cao. Phối màu đơn sắc rất đẹp mắt mà không bị nhàm chán. Phối màu đơn sắc là cách được nhiều người sử dụng, nhất là trong thiết kế logo.

Nguyên tắc phối màu tương đồng

Phối màu tương đồng là cách phối 3 màu liền kề nhau trong bảng bánh xe màu sắc. Cách phối màu này sẽ cho ra một màu mới nền nã và có sự thu hút.

Phối màu tương đồng có sự đa dạng hơn về màu sắc. Nhờ đó mà bạn cũng có thể dễ dàng trong việc phân biệt màu sắc. Các màu đứng gần nhau có sự tương đồng về màu sắc nhưng không khiến người nhìn bị rối mắt.

Nguyên tắc phối màu bổ túc trực tiếp

Phối màu bổ túc trực tiếp là sử dụng 2 màu bất kỳ đối xứng nhau trên bánh xe màu sắc. Cách phối màu này sẽ tạo ra những gam màu độc đáo, tạo điểm nhấn. Khi phối thường người phối sẽ chọn một màu chủ đạo và tìm thêm màu đối xứng để làm màu phụ.

Nguyên tắc phối màu bổ túc bộ ba

Phối màu bổ túc bộ ba là lấy 3 màu trong vòng tròn bánh xe màu sắc và tạo nên tam giác đều. Đây là cách phối màu đảm bảo an toàn và được hình thành từ 3 màu nằm ở 3 góc khác nhau của bánh xe màu sắc. Vì 3 màu nằm ở 3 góc khác nhau nên chúng bổ sung cho nhau và tạo ra sự cân bằng.

Nguyên tắc phối màu bổ sung xen kẽ

Cách phối màu này được tạo ra bằng cách phối 3 màu ở 3 góc khác nhau và thêm một màu thứ tư. Màu này phải đối xứng với 1 trong 2 màu để tạo nên sự cân xứng ở đáy của hình tam giác. Cách này sẽ mang tới những gam màu độc đáo.

Nguyên tắc phối màu bổ túc bộ bốn

Đây là cách phối màu phức tạp nhất và rất mất thời gian. Cách phối này được hình thành với 2 cặp màu bổ túc trực tiếp.

Hy vọng bài viết của tintucxaydung đã chia sẻ thông tin hữu ích về bảng bánh xe màu sắc. Tham khảo các bài viết tiếp theo của chúng tôi để cập nhật tin tức.

5/5 - (1 bình chọn)