Quy định đồng phục công ty

Mỗi cán bộ, công nhân viên ở các phòng ban lại có một đồng phục khác nhau. Quy định đồng phục công ty bạn như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhanh về quy định này trong bài viết dưới đây nhé!

Đối tượng thực hiện quy định đồng phục công ty

Đồng phục quản lý

Quản lý là những người quyền lực trong công ty. Vì thế, đồng phục dành cho cấp quản lý thường được ưu tiên về chất liệu cũng như kiểu dáng hơn.

Bạn có thể tham khảo mẫu đồng phục quản lý cho nam và nữ:

Nam: 

  • Áo vest (theo quy định). 
  • Áo sơ mi.
  • Caravat (được cấp phát). 
  • Quần tây (theo quy định). 

Nữ: 

  • Áo vest (theo quy định).
  • Áo sơ mi (được cấp phát).
  • Chân váy/quần tây (theo quy định). 

Đồng phục nhân viên

Đối với nhân viên từng cấp lại có những mẫu đồng phục khác nhau. Bạn có thể tham khảo quy định đồng phục cho cấp nhân viên:

Đồng phục công sở nam 

  • Áo sơ mi (có thêm dấu hiệu phân biệt với trang phục của quản lý hoặc áo sơ mi khác màu áo quản lý nhưng vẫn có điểm chung). 
  • Caravat (được cấp phát).
  • Quần tây (theo quy định). 
  • Áo vest (tuỳ tính chất công việc và bản sắc doanh nghiệp).

Đồng phục công sở nữ 

  • Áo sơ mi (theo quy định, khác màu, khác kiểu áo của quản lý hoặc có thêm dấu hiệu phân biệt nhưng vẫn có điểm chung). 
  • Nơ cổ/caravat (được cấp phát). 
  • Váy/quần tây (theo quy định). 
  • Áo vest (tuỳ tính chất công việc và bản sắc doanh nghiệp).

Nhân viên thử việc/thực tập sinh 

Nhân viên thử việc/thực tập sinh nên sử dụng đồng phục mang tính phổ thông nhưng lịch thiệp, dễ mua. Đơn cử như: sơ mi trắng kết hợp quần tây hoặc sơ mi trắng kết hợp chân váy dài ngang gối hoặc qua gối, không xòe.

Nhân viên khối kỹ thuật, sản xuất

Có thể sử dụng áo thun đồng phục kết hợp với quần jean, quần tây, chân váy hoặc các loại đồng phục công nhân, đồng phục bảo hộ lao động phù hợp với từng ngành nghề.

Đồng phục dành cho người mang bầu

Thường thì phụ nữ mang bầu sẽ phải mặc váy. Váy này sẽ được công ty phát hoặc tự may dựa theo màu sắc và quy cách riêng của công ty. Nhưng phải đảm bảo được chiều dài đầm phải qua đầu gối, để đảm bảo lịch sự trong quá trình làm việc.

Quy định thời gian mặc đồng phục

Thời gian bắt đầu thực hiện đồng phục quy định 

Quy định cụ thể việc thực hiện đồng phục từ ngày tháng năm nào để nhân viên nắm rõ và làm theo. 

Thời gian thực hiện đồng phục trong tuần

Cần quy định rõ ràng về thời gian thực hiện mặc đồng phục trong tuần. Ví dụ: mặc tất cả các ngày trong tuần hay chỉ một số ngày nhất định như các ngày chẵn, các ngày lẻ,… Sử dụng áo đồng phục công ty đúng lúc, đúng thời điểm có thể xây dựng sự tin tưởng từ khách hàng, mang về lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Vì thế, tần suất mặc đồng phục nên căn cứ vào yêu cầu cụ thể của từng bộ phận. Ví dụ như:

Bộ phận Sales

Với đặc thù thường xuyên tiếp xúc, gặp gỡ khách hàng. Bộ phận sale là những người đang đại diện cho bộ mặt doanh nghiệp, cho sản phẩm mà công ty xây dựng. 

Cho nên, quy định về mặc đồng phục công ty bắt buộc 100% đối với bộ phận này là điều cần thiết. Việc sử dụng đồng phục công ty trong trường hợp này giúp xây dựng lòng tin từ khách hàng. 

Chăm sóc khách hàng 

Bộ phận chuyên trực quầy chăm sóc thường sử dụng đồng phục hầu như toàn thời gian. Nhân viên chăm sóc khách hàng thường xuyên gặp gỡ, giải quyết các khiếu nại, vấn đề phát sinh từ khách hàng. Chính vì vậy, bộ phận này nên quy định mặc đồng phục công ty toàn thời gian.

Các bộ phận khác 

Những bộ phận khác tại doanh nghiệp như bộ phận marketing, kế toán, nhân sự, sản xuất… có thể yêu cầu sử dụng đồng phục vào các ngày chẵn hoặc lẻ trong tuần. 

Quy định về đồng phục trong những ngày đặc biệt

Trong các các dịp lễ, ngày kỷ niệm của công ty cũng cần có những quy định đồng phục phù hợp. Những ngày ý nghĩa đặc biệt nên được ghi dấu với những bộ đồng phục sang trọng, lịch sự. Bạn có thể tham khảo áo dài cho nữ hay áo vest cho nam.

Hy vọng, những chia sẻ trên đây đã mang lại nhiều thông tin bổ ích cho quý độc giả.

5/5 - (1 bình chọn)