Gỗ công nghiệp là gì? các loại gỗ công nghiệp phổ biến

Trong cuộc sống của chúng ta dễ dàng bắt gặp những vật dụng được làm bằng gỗ. Ngày nay người ta dần thay thế việc sử dụng gỗ tự nhiên sang gỗ công nghiệp. Bài viết này của tintucxaydung sẽ mách bạn cách phân biệt và so sánh các loại gỗ công nghiệp để chọn cho mình được một loại gỗ phù hợp với nhu cầu cũng như điều kiện kinh tế. 

Gỗ công nghiệp là gì?

Một trong những lý do mà người dùng bắt đầu sử dụng gỗ công nghiệp nhiều hơn trong cuộc sống của mình đó là tiết kiệm được chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và tính thẩm mỹ. 

Chính vì thế mà trên thị trường hiện nay có vô vàn các loại gỗ khác nhau từ chất liệu cho đến màu sắc, khách hàng có thể thoải mái lựa chọn. Tuy nhiên cũng chính vì điều này mà người dùng không biết phân biệt và so sánh các loại gỗ công nghiệp với nhau bằng cách nào.

Gỗ tự nhiên là loại gỗ lấy từ thân cây thì gỗ công nghiệp được tạo ra từ những vụn gỗ kết hợp cùng keo hoặc các chất hoá học để tạo ra những miếng gỗ hoàn chỉnh. Đa số gỗ công nghiệp được làm bằng những nguyên liệu thừa, các sản phẩm gỗ công nghiệp bạn dễ dàng thấy được như bàn, ghế, tủ quần áo, giường ngủ,…

Những loại gỗ công nghiệp phổ biến

Các loại gỗ công nghiệp phổ biến đó là gỗ MFC, gỗ MDF, gỗ HDF. Ngoài ra, các loại bề mặt gỗ công nghiệp thường được sử dụng nhiều nhất gồm bề mặt Melamine, bề mặt Laminate, bề mặt Veneer và bề mặt Vinyl.

Có thể kể đến một vài ưu điểm của gỗ công nghiệp đó là: Không bị mối mọt như gỗ tự nhiên, đồng thời đây là loại gỗ do được tạo từ những vụn gỗ nên không bị cong, co ngót. Bề mặt của loại gỗ này bằng phẳng, dễ thi công và tạo kiểu. Như đã nói ở trên thì gỗ công nghiệp có mức giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên, ít bị rủi ro khi gia công.

 Tuy nhiên nói đi cũng phải nói lại, gỗ công nghiệp thường không dẻo dai như gỗ tự nhiên, khả năng chịu lực kém và không thể chạm khắc tinh tế và sang trọng so với gỗ tự nhiên.

Phân biệt và so sánh các loại gỗ công nghiệp 

Gỗ MFC

Đây là loại gỗ ván dăm phủ melamine. Loại gỗ này được làm từ cành cây, nhánh cây hoặc thân cây như cao su, bạch đàn,…Nhìn chung thì đây là những loại gỗ có độ bền cơ lý cao, phong phú về chủng loại, kích thước. 

Cành cây, nhánh cây được nghiền nát thành dăm và trộn với keo đặc chủng và ép ra tạo thành các tấm ván dày 9 ly, 12 ly, 15 ly, 18 ly, 25 ly…bề mặt phủ lớp Melamine bảo vệ. Kích thước tấm ván quy chuẩn là 1220mm x 2440mm bao gồm các loại cốt gỗ ván dăm như cốt trắng, cốt đen, cốt xanh chịu ẩm…Đa phần các sản phẩm bàn làm việc, bàn học hoặc các loại tủ đều làm từ loại cốt này

Gỗ MFC chia làm 2 loại gồm MFC thường và MFC chịu ẩm. Trong điều kiện thời tiết nhiệt đới gió mùa ẩm tại Việt Nam, các món đồ nội thất trong nhà làm từ gỗ MFC sẽ có tuổi thọ trung bình từ 10 – 15 năm không thay đổi chất lượng.

Ưu điểm:

+Giá cả hợp lý, phù hợp với phân khúc bình dân. Thường dùng làm bàn làm việc liền giá sách, bàn học cho trẻ nhỏ, tủ quần áo…

+ Màu sắc rất đa dạng, phong phú với hơn 80 màu từ đen, trắng, xám…cho đến các tone màu vân gỗ hiện đại.

+ Dễ thi công, kích thước bề mặt gỗ lớn, sử dụng cho các công trình đơn giản.

Nhược điểm:

+ Gỗ MFC sợ nước, gặp nước sẽ bị phồng

+ Không thích hợp để sử dụng trong các môi trường ẩm ướt như nhà tắm, tủ bếp…

Gỗ MDF

Cốt gỗ MDF được tạo thành từ cành cây, nhánh cây nghiền nát thành bột và kết hợp cùng keo đặc chủng để ép thành các tấm ván với các độ dày từ 3 ly, 6 ly, 9 ly, 12 ly, 15 ly, 18 ly, 25 ly. Kích thước ván tiêu chuẩn là 1220mm x 2440mm. Gỗ MDF là nguyên liệu chủ yếu để làm bàn trà, bàn ăn, đồ nội thất cao cấp cho văn phòng ngủ tủ trang trí, tủ đựng sách, kệ để tài liệu.

Phân loại gỗ MDF, Nội Thất M8 đưa ra 4 loại cơ bản gồm MDF chịu nước, MDF dùng trong nhà, MDF mặt trơn, MDF mặt không trơn 

Ưu điểm:

+ Vecni, độ bán sơn cao.

+ Dễ tạo dáng cầu kỳ phức tạp, có thể sơn được nhiều màu sắc, phù hợp với các sản phẩm nội thất đa dạng sắc màu trong phòng của trẻ hoặc làm các loại tủ gỗ đẹp phục vụ trang trí không gian nội thất thêm sinh động.

+ Gỗ MDF dễ gia công, cách âm cách nhiệt tốt.

+ Sử dụng cho các công trình đơn giản, kích thước bề mặt gỗ lớn.

Nhược điểm:

+ Khả năng chịu nước không tốt

+ Màu sơn dễ bị trầy xước

+ Gỗ MDF chịu nước có giá thành cao.

Gỗ HDF

Hay còn được gọi là tấm ván ép HDF. Gỗ HDF được làm từ nguyên liệu sản xuất sản phẩm nội thất là gỗ tự nhiên rừng trồng nguyên khối. Sau khi luộn và sấy khô trong môi trường nhiệt độ cao 1000 độ C – 2000 độ C, gỗ được sấy khô hết nước và xử lý nhựa triệt để. Chất liệu gỗ HDF được xử lý dựa trên dây chuyền sản xuất kết hợp công nghệ hiện đại kết hợp cùng chất phụ gia làm tăng độ cứng, chống mối mọt và được ép áp lực cao tạo thành những tấm gỗ kích thước 2.000mm x 2.400mm, độ dày gỗ đa dạng tùy theo yêu cầu.

Ưu điểm:

+ Khả năng cách âm tốt, cách nhiệt tốt.

+ Chất gỗ đã được sấy khô hoàn toàn và tẩm hóa chất chống mối mọt, hạn chế tối đa tình trạng cong vênh và nhẹ hơn so với gỗ tự nhiên.

+ Bền mặt gỗ nhẵn bóng và thống nhất với hơn 40 màu sơn giúp người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn.

+ Gỗ HDF có độ cứng cao, khả năng chống ẩm tốt hơn nhiều so với gỗ MDF.

 Nhược điểm

+ HDF là gỗ ván ép, một số nhà sản xuất vẫn chấp nhận tung ra thị trường loại gỗ dễ thấm nước.

+ Giá thành cao, tương đương các loại gỗ tự nhiên thông thường.

Như vậy thì trong bài viết này chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn biết các phân biệt và so sánh các loại gỗ công nghiệp. Hãy lựa chọn sản phẩm thích hợp với mình nhé. 

Đánh giá bài viết