Móng bè là gì? Cấu tạo và ưu nhược điểm của móng bè

Trong căn nhà, phần chịu nhiều tác động nhất và đảm bảo cho ngôi nhà bạn luôn được vững chắc đó là móng nhà. Móng nhà có rất nhiều loại khác nhau và phù hợp với từng công trình cụ thể như: Móng bè, móng đơn, móng ban và móng cọc. Trong phạm vi bài viết này Tintucxaydung.com sẽ giới thiệu cho bạn biết móng bè là gì? Ứng dụng cũng như ưu, nhược điểm của móng bè như thế nào?

Móng bè là gì?

Móng bè còn có tên gọi khác là móng nền, là phần nằm dưới cùng của một công trình xây dựng bắt buộc phải có và đảm bảo chắc chắn nhất. Móng bè có vai trò là hỗ trợ khả năng chịu lực của nền đất, giúp cho công trình luôn được vững chắc khi phải chịu toàn bộ sức nặng của cả công trình.

Ngoài ra, ở một số nơi móng bè còn được gọi là móng toàn dện, là loại móng nông và được thiết kế để sử dụng chủ yếu ở những địa hình có nền đất yếu hoặc có sức kháng cự yếu, nhằm tránh hiện tượng sụt lún, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình thi công và sử dụng của công trình. Móng bè còn phục vụ yêu cầu kết cấu của một số công trình mà có tầng hầm, kho tàng, bể phốt, bồn chứa…bên dưới.

Cấu tạo của móng bè

Móng bè được cấu tạo đơn giản với một lớp bê tông lót mỏng, trải rộng bên dưới toàn bộ công trình, dầm móng. Móng bè đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành xây dựng cần đáp ứng đủ các yếu tố sau:

+ Lớp bê tông sàn phải dày tối thiểu 10cm, nếu có điều kiện hoặc nhu cầu thì lớp bê tông sàn có thể dày hơn.

+ Chiều cao của bản móng đạt tiêu chuẩn là 32 cm.

+ Kích thước đối với dầm móng đạt tiêu chuẩn là 300 x 700 mm.

+ Thép đặt bên trong bản móng tiêu chuẩn phải có 2 lớp thép phi 12a200.

+ Thép sử dụng trong dầm móng đạt tiêu chuẩn là dọc phải đủ 6 thanh thép phi 20 – 22 và théo đai là thép phi 8a150.

Những ưu điểm và hạn chế của móng bè

Ưu điểm của móng bè

+ Móng bè là loại móng được sử dụng thích hợp trong các công trình nhỏ và có thiết kế không quá cầu kỳ, có tải trọng nặng như nhà cấp 4 hoặc các loại nhà 2 đến 3 tầng. Do đó, chi phí thi công đối với móng bè trong các công trình này khá là thấp và thời gian thi công ngắn.

+ Móng bè được sử dụng trong các công trình có thiết kế tầng hầm, kho,bể vệ sinh bên dưới.

+ Móng bè nên được sử dụng ở những khu vực có mật độ xây dựng công trình thấp và ít phải chịu tác động từ 2 chiều khi thi công cạnh các công trình lân cận.

Hạn chế của móng bè

Cùng với những ưu điểm có được thì móng bè còn có một số hạn chế như sau:

+ Loại móng này rất dễ bị lún không đều, lún bị lệch có thể do một số nguyên nhân như: lớp đất nền bên dưới có thể bị thay đổi tại vị trí các lỗ khoan, làm cho công trình xuất hiện các vết nứt và giảm tuổi thọ.

+ Móng bè chỉ được lựa chọn ở một số địa hình nhất định chứ không thể áp dụng được ở tất cả địa hình. Do đó, phải nghiên cứu kỹ lưỡng địa hình và địa chất khu vực xây dựng công trình để lựa chọn loại móng cho phù hợp.

+ Chiều sâu đặt móng không sâu nên có thẻ xảy ra một số hạn chế như: độ ổn định của công trình do tác động của sự thoát nước ngầm hoặc động đất.

Trên đây là toàn bộ nội dung mà chúng tôi cung cấp cho bạn về móng bè trong các công trình xây dựng. Hy vọng với những nội dung trên bạn có thể nắm được móng bè là gì? Cấu tạo, những ưu điểm và hạn chế của móng bè trong khi thi công công trình xây dựng. Chân thành cảm ơn bạn đọc đã đồng hành cùng Tintucxaydung trong bài viết này.

5/5 - (1 bình chọn)