Bật mí cách đọc bản vẽ xây dựng đơn giản trong 5p

Khi xây dựng công trình gia chủ cần phải nhanh chóng làm quen và biết cách đọc bản vẽ xây dựng. Đây chính là công cụ để truyền tải ý tưởng của người thiết kế đến với người chủ công trình. Bài viết dưới đây của tintucxaydung.com sẽ chia sẻ với bạn cách đọc bản vẽ xây dựng chính xác và nhanh chóng nhất.

Các loại bản vẽ xây dựng và ưu điểm khi sử dụng bản vẽ xây dựng

Có 4 loại bản vẽ trong quá trình thiết kế sơ bộ công trình đó là:

  • Mặt bằng tổng thể;
  • Mặt bằng;
  • Mặt đứng;
  • Mặt cắt.

Sử dụng bản vẽ xây dựng trong thi công công trình mang đến nhiều ưu điểm đó là:

  • Tạo tính thống nhất, thấu hiểu giữa người thiết kế, chủ công trình, người thi công.
  • Khi có bản vẽ xây dựng thì tính chính xác trong quá trình thi công, xây dựng được đảm bảo.
  • Có bản vẽ xây dựng giúp cho năng suất làm việc hiệu quả và giúp tiết kiệm chi phí.

Cách đọc bản vẽ xây dựng hiệu quả

Bản vẽ mặt bằng công trình

Mặt bằng là hình chiếu của nhà được bóc phần mái. Để thể hiện từng chi tiết của ngôi nhà như: Cửa, cột,… nhà thiết kế sẽ cắt ngôi nhà song song với mặt phẳng hình chiếu. Qua đó giúp cho chủ công trình nhìn thấy rõ nét các chi tiết trong ngôi nhà.

Trên bản vẽ xây dựng, người thiết kế thường kí hiệu bằng các nét đứt dọc, hình tam giác, ô tròn,… thì đó chính là kí hiệu chỉ vị trí của mặt phẳng cắt dọc .

Một lưu ý đối với chủ nhà đó là khi đọc bản vẽ xây dựng, bạn hãy chú ý đến kích thước không gian ngôi nhà trong bản vẽ và trên thực tế. Nếu chú ý điều này, gia chủ và người thiết kế sẽ dễ dàng trao đổi và đi đến hoàn thiện ngôi nhà theo đúng mong muốn.

Bản vẽ đứng công trình

Bản vẽ nhìn vuông góc với công trình chính là mặt đứng. Nhìn theo mặt đứng bạn sẽ thấy được chiều cao ngôi nhà, vật tư, cửa đi, cửa sổ, mái nhà, ban công,… một cách rõ nét và chi tiết. Thông qua mặt đứng gia chủ rất dễ hình dung tính thẩm mỹ của ngôi nhà.

Bản vẽ mặt cắt công trình

Bản vẽ mặt cắt là hình chiếu của ngôi nhà thể hiện thông tin qua kích thước, độ cao của cửa, chiều cao của các tầng, các khoảng thông tầng, kích thước tường, độ cao dầm, cao độ cốt nền, cầu thang, ban công, vật liệu xây dựng, độ dày sàn, sàn mái, hình dáng kiến trúc bên trong các phòng.

Bản vẽ mặt cắt thể hiện chi tiết cầu thang và các không gian bên trong ngôi nhà.

Ngoài bản vẽ mặt bằng, bản vẽ đứng mặt, bản vẽ mặt cắt công trình thì bản vẽ phối cảnh cũng quan trọng không kém. Nó chính là bản vẽ có phối màu, ngoại thất của ngôi nhà giúp cho gia chủ nhìn thấy màu sắc, hình ảnh ngôi nhà sát với thực tế.

Ghi chú trong bản vẽ

Trong bản vẽ xây dựng thường có ghi chú về thông tin, ký hiệu nhanh được quy định như: Vật liệu xây dựng sẽ được sử dụng, tên chi tiết, kích thước, trình tự lắp đặt,… Khi đọc bản vẽ gia chủ cần chú ý ghi chủ để hiểu rõ bản vẽ đó.

Bản vẽ kỹ thuật điện nước

Bản vẽ kỹ thuật điện nước chính là hệ thống mạng điện, đường ống dẫn nước, vị trí ổ cắm, đèn chiếu sáng, công tắc,… bên trong ngôi nhà của bạn. Nhờ có bản vẽ kỹ thuật điện nước, chủ công trình sẽ dễ hình dung hơn và nếu thấy chưa phù hợp thì có thể ý kiến với người thiết kế để điều chỉnh.

Qua bài viết này bạn đã biết cách đọc bản vẽ xây dựng chưa? Các bản vẽ xây dựng rất khô khan, nhiều chi tiết khó hiểu nhưng thực ra bạn chỉ cần chú ý tìm hiểu thì nó không quá khó phải không nào.

Đánh giá bài viết